Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 29
  • Trong tuần: 6 065
  • Tất cả: 1383677
Viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là tình trạng xương chũm và tai giữa bị tổn thương, bệnh chủ yếu là viêm tắc mạch máu xương và viêm loãng xương. Khi này vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy, các ổ mủ nằm rải rác tập trung dần thành túi mủ, xương có thể chết từng khối, bị mục gây ra nhiều biến chứng.

anh tin bai

Hình ảnh Internet

Phân loại

Hiện nay y học chia viêm tai xương chũm thành 2 thể chính:

Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xuất hiện sau khi mắc viêm tai giữa. Thông thường bệnh nhân bị viêm tai giữa trước đó khoảng 20 ngày với tình trạng viêm thông bào xương chũm.

Viêm tai xương chũm mạn tính: Được xác định khi tình trạng chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt,  áp xe não, áp xe cổ, áp xe quanh họng… dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân bệnh viêm tai xương chũm

Viêm tai giữa không được điều trị tốt.

* Biến chứng của viêm tai giữa cấp và mạn tính.

* Viêm tai giữa sau các bệnh: cúm, sởi, ho gà và bạch hầu.

* Bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Haemophilus influenza, Staphylococcus hoặc Streptococcus.

Triệu chứng viêm tai xương chũm

 Viêm tai xương chũm cấp tính:

- Toàn thân:

* Sốt cao, mệt mỏi, suy nhược, đau tai, nghe kém.

* Trẻ sơ sinh bị bệnh thấy thóp phồng, có thể có co giật.

- Cơ năng:

* Đau sâu trong tai, đau theo nhịp mạch.

* Cơn đau xuất hiện dữ dội, lan ra vùng thái dương và vùng chũm.

* Nghe kém kèm ù tai, chóng mặt.

* Mủ tai có mùi thối, chảy nhiều hoặc ít đi do tắc dẫn dịch mủ.

- Thực thể:

* Mặt chũm nề đỏ, ấn trên bề mặt có cảm giác đau rõ rệt.

* Mủ tai chảy ra có màu xanh hoặc vàng, đôi khi có tia máu, mùi thối.

* Ở trước trên nắp bình tai và phía sau tai có dấu hiệu sưng phồng, mất nếp nhăn sau tai, vành tai đẩy ra phía trước.

* Mủ tai chảy theo cơ cổ ức đòn chũm xuống vùng cổ khiến vùng này sưng tấy đỏ, khó khăn khi quay cổ, vùng da có thể bị tổn thương tạo nên những lỗ rò.

* Màng nhĩ nề đỏ, lỗ thủng sát thành ống tai xương, đáy phù nề xung huyết, bờ nham nhỏ.

* Vách thông bào dày, mờ do các nhóm tế bào xương chũm bị phá hủy, một số nhóm bị mất vách và lan thành hốc rộng.

Viêm xương chũm mạn tính:

- Cơ năng: giống với triệu chứng viêm tai xương chũm cấp tính nhưng triệu chứng năng hơn. 

* Mủ tai chảy nhiều và liên tục, mùi thối bởi có chứa chất cholesteatoma, đây là dấu hiệu cảnh báo khả năng ăn mòn xương dẫn tới biến chứng nội sọ.

* Đau tai lan ra nửa đầu bên bị viêm, cơn đau liên tục, âm ỉ đôi khi kịch phát.

* Nghe kém rõ rệt.

- Thực thể:

* Lỗ thủng màng tai rộng, sát khung xương có thể thấy các mảnh trắng của cholesteatoma hoặc polyp ở trong hòm nhĩ, bờ nham nhở.

* Mủ thối.

* Tư thế Schuller xương chũm mất thông bào, hình ảnh X-quang cho thấy ảnh mờ đặc xương hoặc tiêu xương.

* Biến chứng xương sọ gây nên cơn đau đầu dữ dội, phù gai thị

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tai xương chũm

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

- Xét nghiệm công thức máu.

- Nội soi tai mũi họng.

- Chụp Xquang Schuller.

- Chụp CT xương thái dương, cộng hưởng từ nếu cần thiết.

Điều trị

Tuỳ vào tình trạng sau thăm khám bác sỹ sẽ có chỉ định: Điều trị nội hay ngoại khoa tùy vào triệu chứng, diễn tiến bệnh, có trường hợp cần phẫu thuật kịp thời nếu cần để tránh biến chứng.

Biện pháp phòng ngừa viêm tai xương chũm

Điều trị sớm bệnh viêm tai giữa: viêm tai giữa là nguyên nhân hàng đầu gây viêm xương chũm, điều trị sớm bệnh này có thể ngăn chặn nhiễm trùng lan sang xương chũm.

Tiêm vắc xin: phương pháp phòng bệnh quan trọng nhất đối với bệnh viêm tai xương chũm là tiêm vắc xin, những người không được tiêm chủng sẽ dễ bị nhiễm phế cầu, thường gây viêm tai giữa và từ đó dẫn đến bệnh viêm tai xương chũm.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng cùng trang thiết bị hiện đại là lựa chọn của nhiều phụ huynh trong và ngoài tỉnh./.

 

 

BS: Niêm Văn Thắng – Ngoại Nhi LCK