Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 6 045
  • Tất cả: 1383657
Viêm xương tuỷ ở trẻ em Nguyên nhân dấu hiệu chăm sóc và cách phòng tránh

Viêm tủy xương hay cốt tủy viêm là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mãn tính ở xương bao gồm tủy xương hay mô mềm quanh xương. Thường do tụ cầu vàng gây bệnh hay liên cầu trùng tạo máu.  Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi bị gãy xương, nhọt, vết ăn trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hay bất kì bệnh nhiễm trùng nào.

Nguyên nhân gây viêm tủy xương là do vi khuẩn

- Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp)

- Vi khuẩn thường gặp khác bao gồm: liên cầu trùng tan máu, phế cầu, Ecoli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh

anh tin bai

Dấu hiệu viêm tủy xương

Triệu chứng viêm tủy xương có thể diễn ra âm thầm hoặc biểu hiện rầm rộ, cụ thể:

- Viêm xương tủy đường kế cận: Có thể gặp sau mổ, sau gãy xương hở,… vài ngày (khoảng 4, 5 ngày), bệnh nhân tiếp tục sốt cao, rét run, đau nhức tại vết thương, cơn đau ngày càng tăng. Thấy căng nề, tấy đỏ lan tỏa tại vết thương, chảy mủ thối.

- Viêm xương tủy xương đường máu: Bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, mệt mỏi…, triệu chứng đau thường không rõ ràng, hơi sưng nề tại vùng đau. Sang giai đoạn muộn hơn sẽ thấy sưng, nóng, đỏ, đau rõ, vùng khớp lân cận sưng nề. Nếu chọc dò có thể thấy mủ, nuôi cấy vi khuẩn thấy đa số là tụ cầu vàng.

- Viêm xương tủy xương mạn tính gây ra những cơn đau xương kéo dài, bệnh tái phát từng đợt với đặc trưng là lỗ dò và xương chết. Lỗ dò trong viêm tủy xương có đặc điểm vùng da quanh lỗ dò có màu thâm, da sát xương, mủ chảy ra mùi hôi tanh.

Cách điều trị viêm tủy xương

- Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh trong trường hợp viêm tủy xương nhiễm khuẩn. Cấy máu hoặc mô nên được tiến hành trước khi dùng kháng sinh để xác định vi khuẩn gây bệnh (trừ khi bệnh nhân đang bị sốc hoặc có rối loạn chức năng thần kinh).

- Phẫu thuật nếu có áp xe, có các triệu chứng toàn thân, nguy cơ mất vững cột sống hoặc có nhiều xương bị hoại tử.

- Khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào như sốt, mệt mỏi, sút cân còn tồn tại hoặc các vùng lớn của xương bị phá hủy, phẫu thuật sẽ được thực hiện nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử.

anh tin bai

Hình ảnh phẫu thuật dẫn lưu truyền rửa ổ xương viêm

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xương tuỷ

- Viêm tủy xương nên ăn gì?

+ Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương, tăng sức đề kháng cơ thể chống nhiễm trùng. Các vitamin B, A, E giúp tái tạo mô mới, làm vết thương mau lành. Nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm và quả tươi như cam, bưởi, đu đủ, thanh long… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin kể trên.

+ Ăn đa dạng cá, thịt lợn, sò, ốc, ngũ cốc…chứa nhiều selen và kẽm sẽ giúp vết thương mau lành, chống nhiễm khuẩn.

+ Các thực phẩm giàu omega 3 như dầu cá, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… giúp giảm tình trạng viêm và tốt cho hệ tim mạch.

+ Nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa và dạng lỏng như: cháo, súp.

- Viêm tủy xương kiêng ăn gì?

+ Hạn chế các thực phẩm có thể gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, đồ nếp, rau muống, hải sản…

+  Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật: các thực phẩm này chứa nhiều cholesterol xấu và chất béo no, làm tăng nguy cơ mỡ máu, các bệnh thành mạch và tăng khả năng viêm nhiễm.

+ Thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, nước có ga…

+ Rượu bia, chất kích thích: làm tình trạng viêm nặng hơn đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc điều trị.

Cách phòng tránh bệnh viêm tủy xương

Để phòng tránh viêm tủy xương và biến chứng, bạn nên:

- Thận trọng trong hoạt động, tham gia giao thông, chơi thể thao để tránh bị trầy xước, chấn thương. 

- Chăm sóc y tế kịp thời khi bị gãy xương hoặc có bệnh nhiễm trùng.

- Nếu có vết thương hở, đặc biệt là các vết cắt sâu cần sát khuẩn và áp dụng những biện pháp chăm sóc vết thương phù hợp.

- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính để giảm thiểu nguy cơ.

- Theo dõi, quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng hay những biểu hiện bất thường khác, cần thăm khám bác sĩ sớm nhất.

- Điều trị triệt để các nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ điều trị.

- Thăm khám và điều trị tích cực viêm tủy xương ngay từ giai đoạn sớm là điều cần thiết để nâng cao khả năng hồi phục, ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ ngoại khoa chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của đông đảo nhân dân.

Liên hệ tư vấn khám chữa bệnh tại đơn vị, quý vị vui lòng gọi:

Hotline: 0868966028

Hoặc nhắn tin qua Fanpage: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

 

Nguyễn Kim Anh – Ngoại Nhi LCK ​