Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 406
  • Trong tuần: 20 471
  • Tất cả: 1862770
TẦM SOÁT SỚM TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tác động não bộ khiến trẻ bị mất khả năng kiểm soát hành vi, tập trung và chú ý. Các biểu hiện chính của ADHD bao gồm:

- Tăng động vượt quá mức bình thường, trẻ nghịch luôn chân tay;

- Gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung và chú ý, gọi tên ít quay lại;

- Bốc đồng, thiếu khả năng kiềm chế hành vi và ý thức về hậu quả, không phân biệt được nguy hiểm;

- Trẻ cũng có thể nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, tiếng động, dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm;

Theo số liệu của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý dao động từ 3,2 đến 9,3% và đang có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, có hơn 35% trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý nhưng phụ huynh không nhận ra. Điều này khiến việc can thiệp điều trị bị chậm trễ, hiệu quả không cao, thậm chí trẻ phải gánh chịu những hệ quả nặng nề suốt cuộc đời. Có trường hợp cha mẹ dù thấy con có các dấu hiệu bất thường nhưng lại chủ quan hoặc nảy sinh tâm lý mặc cảm, xấu hổ nếu phải đưa trẻ đến phòng khám tâm lý.

Can thiệp sớm đối với trẻ tăng động giảm chú ý là vô cùng quan trọng. Giai đoạn 0-3 tuổi là “thời điểm vàng” để điều trị tâm lý, tăng tỉ lệ thành công. Từ thời điểm mới sinh ra đến khi các dấu hiệu vừa mới bộc phát, trẻ cần được tầm soát, chẩn đoán kịp thời. Cha mẹ không nên giữ tâm lý chờ đợi trẻ “lớn lên sẽ khác” làm mất đi khoảng thời gian vàng, giảm cơ hội trẻ sớm hồi phục.

Bệnh nhi trong giờ trị liệu ngôn ngữ tại Đơn nguyên Tâm bệnh - PHCN

 

4 bước Tầm soát sớm trẻ tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai:

Bước 1: Hỏi bệnh

- Khai thác các vấn đề trước và sau khi trẻ ra đời

- Khai thác các vấn đề sức khỏe của trẻ từng gặp phải

- Lý do khiến bố mẹ đưa trẻ đi khám…

Bước 2: Khám bệnh

- Quan sát trẻ dựa trên các đặc điểm chú ý, các hành vi chơi và hành vi xã hội

- Thực hiện các bài test: DENVER, M-CHAT..

- Đánh giá sự phát triển của trẻ toàn diện trên các mặt: mức độ tương tác, ngôn ngữ, nhận thức, vận động tinh - thô…

Bước 3: Chẩn đoán và tư vấn

- Giải thích cho phụ huynh về tình trạng bệnh hiện tại của trẻ

- Đưa ra các giải pháp, các phương án điều trị phù hợp với mức độ bệnh và hoàn cảnh gia đình nơi bé sinh sống.

Bước 4: Theo dõi sau khám

- Hẹn lịch khám định kỳ

- Theo dõi và đánh giá lại theo từng mốc tuổi.

Đơn nguyên Tâm bệnh – PHCN tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai với đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa hiện đang thăm khám và điều trị các bệnh nhi chậm nói, tăng động, tự kỷ. Với phương châm “Phát hiện kịp thời - Điều trị tích cực” tránh lỡ thời điểm vàng của trẻ và giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.

(Nguồn tham khảo số liệu: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/67-tre-tang-ong-giam-chu-y-co-kem-nhung-roi-loan-ong-dien?)

 

Bs: Phạm Thu Hà
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !