Nhiễm
khuẩn bệnh viện (NKBV) là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nguời bệnh
điều trị tại bệnh viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh
nhập viện. Trong các NKBV thường gặp thì nhiễm trùng vết mổ là một trong những
nhiễm khuẩn phổ biến nhất.
Hiểu đúng về nhiễm khuẩn vết mổ ?
Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ được
xác định khi có hiện tượng nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật từ khi mổ đến 30
ngày sau với loại phẫu thuật không cấy ghép và 1 năm sau mổ với phẫu thuật có
cấy ghép bộ phận giả. Có 3 loại nhiễm khuẩn vết mổ gồm:
-
Nhiễm khuẩn vết mổ nông – tình trạng
nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc dưới da tại vị trí rạch da.
-
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu bắt nguồn từ
nhiễm khuẩn vết mổ nông và đi sâu vào lớp gân cơ bên trong.
-
Nhiễm khuẩn ở các cơ quan hoặc
khoang của cơ thể.
Các dấu
hiệu nhiễm trùng vết mổ:
ü Sưng, đỏ, đau, phù nề vết mổ.
ü Chảy mủ từ vết mổ hoặc từ những dẫn lưu trong khoang hoặc
các cơ quan khác.
ü Áp xe vết mổ, toác vết mổ.
Nguyên
nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ:
- Từ môi trường: Nấm, vi khuẩn hoặc
các loại vi rút và kí sinh trùng trong không khí phòng mổ, phòng bệnh.
- Từ người bệnh, người nhà, khách
thăm.
- Từ hoạt động thăm khám và điều
trị:
ü Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện các kĩ thuật,
phẫu thuật, thủ thuật.
ü Nguy cơ từ các thiết bị và dụng cụ phục vụ thăm khám, phẫu
thuật.
ü Nguy cơ từ bàn tay nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân,
bênh nhân và khách thăm trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh.
ü Nguy cơ từ việc sử dụng kháng sinh không phù hợp.
Nhiễm khuẩn vết mổ có nguy hiểm không?
Nhiễm
khuẩn vết mổ làm tăng tình trạng trầm trọng của bệnh, có thể gây tử vong. Kéo dài ngày thời gian điều trị và nằm
viện (từ dưới 7 ngày thành 9 - 24,5 ngày).
Tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng với kháng sinh, do đó gây tăng chi
phí điều trị.
Vậy cần
làm gì để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ?
-
Thực hiện tốt công tác vô khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn. Đây là biện pháp
đơn giản và hữu hiệu nhất. Yêu cầu tất cả các nhân viên y tế, người nhà, người
bệnh, khách thăm phải thực hiện.
- Vệ sinh đồ vật xung quanh bao gồm
các phương tiện và dụng cụ sử dụng cho việc thăm khám, điều trị, nuôi dưỡng.
Các thiết bị phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn khác.
- Hàng
ngày phải thay băng, vệ sinh vết mổ. Theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm
trùng để xử trí kịp thời.
- Định kỳ khử khuẩn và tiệt khuẩn
phòng mổ, phòng bệnh.
- Hạn chế người thăm nuôi bệnh nhân, người
nhà đến thăm.
- Lựa chọn
và sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Có chế
độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo cân đối các chất: đường, đạm, mỡ và khoáng chất,
vitamin…để nâng cao sức đề kháng.
KTV.
Ngô Thị Hồng Thắm – K. GMHS