Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 583
  • Trong tuần: 9 765
  • Tất cả: 1688876
Ý nghĩa của việc tẩy giun định kỳ ở trẻ nhỏ

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn...

Nguyên nhân nhiễm giun:

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại giun.

- Ăn thực phẩm ở các cửa hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay của trẻ, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

- Đi bộ chân đất, nghịch đất tạo điều kiện cho ấu trùng chui qua da.

- Dùng phân chưa được xử lý để tưới bón cây trồng.

anh tin bai

       Trẻ bị nhiễm giun đũa ( nguồn ảnh Internet)

Dấu hiệu nhiễm giun:

- Tiêu chảy hoặc táo bón

- Đau bụng vùng rốn

- Đi đại tiện có lẫn giun sán

- Nhiễm giun kim thường ngứa hậu môn vào buổi tối

- Trẻ em nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc lúc ngủ

- Thiếu máu, thiếu vitamin khoáng chất

- Đại tiện ra máu

- Mẩn ngứa không rõ nguyên nhân.

anh tin bai

 Trẻ bị nhiễm giun đũa chó mèo điều trị tại khoa Nhi

Chẩn đoán:

- Xét nghiệm máu: xét nghiệm phát hiện gián tiếp giun sán có trong cơ thể.

- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm giúp tìm thấy trứng có trong phân.

Các phương pháp phòng giun sán:

Các loại thuốc được WHO đề nghị bao gồm albedazol và mebendazole là các loại thuốc rẻ và dễ quản lý

Liều lượng : Mebendazole 500mg/ lần hoặc Albendazol 400mg 1 lần duy nhất 6 tháng đến 1 năm nhắc lại một lần cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.           

Khi nhiễm giun sán thì tùy từng loại giun có phác đồ điều trị riêng.

Các biện pháp khác như:

- Ăn chín uống sôi

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

- Giáo dục sức khỏe trong cộng đồng, nhà trường.

Hậu quả khi nhiễm giun sán

Nếu như không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, tắc ruột do búi giun, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm giun cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

 

 

ĐD. Hoàng Thị Duyên - Khoa Nhi
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !