Bế kinh là bệnh lý nằm trong nhóm bệnh rối loạn kinh nguyệt với dấu hiệu chính là sự ứ đọng máu kinh trong cơ thể, kèm theo là những cơn đau bụng dữ dội và cảm giác bất an khó chịu. Bế kinh hiện là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn hàng đầu ở nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lý này không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Như trường hợp của bệnh nhân Lê Thị C, 42 tuổi, nhập viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 07/07/2021, được chẩn đoán bế kinh do polyp buồng tử cung to, được chỉ định mổ mở cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ. Sau điều trị sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Vậy bế kinh là gì?
Bế kinh hay còn gọi là tắc kinh, mất kinh. Đây là bệnh lý rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì và trước tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị bế kinh khi đang trong độ tuổi sinh sản, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản.
Bế kinh là tình trạng ứ đọng kinh nguyệt trong cơ thể, máu kinh vì một lý do nào đó không thể thoát ra bên ngoài. Bế kinh được chia thành hai dạng nguyên phát và thứ phát.
- Bế kinh nguyên phát thường xuất hiện ở trẻ nữ từ 14-16 tuổi, đã bước vào tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.
- Bế kinh thứ phát là tình trạng nữ giới đã có kinh nguyệt từ trước đó nhưng tự dưng bị thay đổi chu kỳ, chu kỳ thưa dần, kéo dài hơn và thường là 3 chu kỳ kinh liền không thấy hành kinh.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết?
Khi bị bế kinh nữ giới sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn có thể vài tháng mới có kinh một lần. Do máu kinh không được lưu thông ra bên ngoài nên khi bị bế kinh thường có cảm giác khó chịu, bị thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh dữ dội.
Hiện tượng bế kinh ở tuổi tiền mãn kinh có thể kèm theo các dấu hiện bốc hỏa trong cơ thể. Người thường xuyên nóng bừng, thay đổi tính nết và thay đổi cả tâm sinh lý, suy giảm sức khỏe sinh lý.
Thống kinh do bế kinh (Nguồn hình ảnh Internet)
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ?
- Bế kinh do bệnh lý liên quan đến tử cung: Nội mạc tử cung bị tổn thương quá mức sẽ gây bế kinh thường xuyên. Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh hoặc sau khi nạo phá thai. Nguyên nhân được xác định là do niêm mạc tử cung tổn thương và gây dính, làm tắc nghẽn khoang và các ống dẫn máu kinh ra bên ngoài khiến kinh nguyệt ứ đọng. Ngoài ra, các dị dạng ở tử cung và cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây bế kinh ở nữ giới.
Polyp có cuống xuất phát từ buồng tử cung gây bế kinh
- Các yếu tố nguy cơ gây bế kinh khác: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thiếu dinh dưỡng, sự lão hóa tự nhiên của cơ thể hay mãn kinh… Căng thẳng, lo âu, tâm trạng không ổn định và tinh thần mệt mỏi có thể gây ra bế kinh. Nhiều trường hợp bế kinh do khối u gây ra như khối u tuyến yên, khối u não bộ… Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ bế kinh như thuốc an thần, tránh thai, trầm cảm…
Chẩn đoán?
Bế kinh không phải là một bệnh mà là một triệu chứng có thể gặp của nhiều bệnh. Vì vậy để điều trị, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra bế kinh. Các phương tiện chẩn đoán bao gồm:
- Siêu âm vùng chậu, trong đó siêu âm đầu dò âm đạo là lựa chọn đầu tiên và đơn giản để đánh giá bệnh lý phụ khoa.
Hình ảnh siêu âm đầu dò âm đạo hình ảnh bế kinh
.
Điều trị bế kinh như thế nào?
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
- Trường hợp bế kinh kéo dài do dị tật, dị dạng ở cơ quan sinh dục nữ, cần tiến hành điều trị ngoại khoa tại cơ sở y tế uy tín.
- Nếu bị bế kinh sau nạo hút thai hoặc sau sinh, cần thăm khám để xác định các tác nhân liên quan và điều trị đúng hướng.
Với cơ sở y tế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, chị em phụ nữ có thể yên tâm đến Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bế kinh, từ đó được tư vấn hướng điều trị an toàn và phù hợp với từng trường hợp của mình.
BS Ngô Ngọc Diệp – Khoa Phụ