Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 48
  • Hôm nay: 975
  • Trong tuần: 12 285
  • Tất cả: 1616899
Dinh dưỡng trong biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý. Nhưng lại rất nghiêm trọng và dễ xảy ra một vòng xoắn: biếng ăn, ăn ít gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng … thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và bé lại biếng ăn hơn.

anh tin bai

Ảnh minh họa: Internet.

Biếng ăn ở trẻ là gì?

Thuật ngữ biếng ăn dùng để chỉ những đứa trẻ từ chối một số loại thực phẩm hoặc các nhóm thực phẩm mà cha mẹ nghĩ là thích hợp hoặc cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

- Trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết do sự mất ngon miệng.

- Thời gian ăn thường kéo dài hơn bình thường (thời gian ăn hơn 30 phút, có thể đến 1-2 tiếng/bữa).

- Trẻ thường chỉ ăn một số loại thức ăn (khẩu vị ăn hạn hẹp).

Nguyên nhân gây biếng ăn:

- Do bệnh lý: do đau, viêm loét lại lưỡi, miệng, họng; tình trạng nhiễm trùng hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương cấp.

- Sai lầm trong thực hành chế độ ăn: Do tâm lý trong những trường hợp không khí ăn quá căng thẳng, bị ép ăn quá thô bạo. Người ta ước tính cứ khoảng 5% trẻ sinh ra lười bú, nhưng đến khi 2-3 tuổi có đến 30-40% trẻ biếng ăn. Điều này chứng tỏ nguyên nhân phần nhiều do môi trường sống trẻ gây nên. Chế độ ăn không đa dạng gây thiếu các vi chất cần thiết hoặc do nấu ăn, phối hợp các thực phẩm chưa khéo.

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ biếng ăn và kén ăn:

- Trẻ không ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn bị kéo dài

- Trẻ bú ít hoặc ăn ít hơn bình thường

- Trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nuốt

- Trẻ không ăn một số loại như thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả

- Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn

Cách xử trí khi trẻ biếng ăn:

- Trẻ nhỏ còn bú mẹ: Cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

- Trẻ lớn hơn phải ăn bổ sung: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành bữa nhỏ. Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn nhưng loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn. Cần chú trọng bồi dưỡng bằng cách loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng: đạm (sữa mẹ, sữa bò, thịt, cá, trứng), chất béo (dầu, mỡ) …

- Điều trị bằng thuốc: Có thể bổ sung thêm các men tiêu hóa enzym và vitamin, chất khoáng.

- Nhu cầu sữa của trẻ mỗi ngày:

+ Trẻ sơ sinh: 60-80ml/bữa x 7-8 bữa/ngày

+ Trẻ 2-3 tháng: 80-100ml/bữa x 6-7 bữa/ngày

+ Trẻ 3-5 tháng: 120-150ml/bữa x 5-6 bữa/ngày

+ Trẻ 5-6 tháng: 150-180ml/bữa x 4-5 bữa/ngày

+ Trẻ 7-12 tháng: 180-200ml/bữa x 3 bữa/ngày + ăn bột hoặc cháo xay

+ Trẻ 12-24 tháng: 500ml/ngày + cháo

+ Trẻ >24 tháng: 500ml/ngày + cháo, cơm

Lưu ý những sai lầm các bà mẹ hay mắc phải:

- Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ ăn rất ít hoặc bỏ ăn, thức ăn lỏng hơn bình thường.

- Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột

- Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy (trừ trẻ dị ứng)

- Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng: Những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (ngô…) thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như: miến, khoai

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai có đầy đủ các xét nghiệm liên quan đến dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với đội ngũ bác sĩ, chuyên viên chuyên khoa về dinh dưỡng lâm sàng sẽ giúp phát hiện sớm cũng như điều trị các vấn đề dinh dưỡng cho bé. Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Lào Cai cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn bệnh nhi chậm tăng trưởng, tư vấn dinh dưỡng, ăn bổ sung, các vấn đề liên quan dinh dưỡng như chán ăn, thiếu vi chất, dinh dưỡng cho tiêu chảy kéo dài, kém hấp thu…

 

CNDD. Hà Thị Thủy- Khoa Dinh Dưỡng
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !