Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 667
  • Trong tuần: 6 717
  • Tất cả: 1383568
MÁCH CÁC MẸ MẸO PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÂN TAY MIỆNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tínhthường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn thường diễn biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt trẻ thường xuyên tiến triển nặng và gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh bệnh chân tay miệng hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng do virut đường ruột gây ra, trong đó có 2 loại virut gây bệnh phổ biến là virut Coxsackievirrut A16 và Enterovirut 71( EV71).Trong đó virut A16 thường chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, còn virut EV71 thì thường gây ra những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao chính là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ còn kém, dễ bị virut xâm nhập và gây bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc với nước bọt,dịch tiết mũi họng của người bệnh.Do đó nếu không biết cách phòng tránh bệnh rất dễ lây lan nhanh chóng và bùng phát trở thành dịch bệnh.

anh tin bai

Hình ảnh dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Một số dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh được chia thành những giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có           những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

- Giai đoạn ủ bệnh:thường diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày ngay sau khi virut xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các dấu hiệu thường chưa xuất hiện.

- Giai đoạn khởi phát: Bệnh sẽ diễn ra trong khoảng từ 1-2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, có biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy …

- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-10 ngày. Trẻ biểu hiện đau miệng, loét miệng, xuất hiện những nốt phát ban có dạng phỏng nước với đường kính khoảng vài mm ở miệng, lòng bàn tay bàn chân, mông. Trẻ bỏ ăn, sốt nhẹ, nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị sớm thì sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm.

- Giai đoạn lui bệnh: Thời gian lui bệnh thường diễn ra sau 3-5 ngày sau. Đây là giai đoạn trẻ được hồi phục và không xuất hiện các biến chứng.

Một số những biến chứng của bệnh tay chân miệng

Phần lớn những trường hợp tay chân miệng đều không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nhưng cũng có những trường hợp gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi trẻ bị lở loét trong miệng gây khó nuốt dẫn đến trẻ biếng ăn lâu sẽ gây ra tình trạng mất nước, suy kiệt. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng đến não  gây biến chứng viêm màng não, viêm não, liệt chi, suy tim, truỵ mạch, phù phổi cấp, khiến bệnh nhân có thể bị đe doạ đến tính mạng.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

 - Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

- Cách ly theo nhóm bệnh.

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt): Đây là phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên bắng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Không nên cho trẻ dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt…

- Vệ sinh ăn uống: Mẹ cần giữ gìn vệ sinh tay, dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi nấu đồ ăn cho trẻ. Không cho trẻ mút tay, dùng tay bốc đồ ăn mất vệ sinh.

 - Các mẹ cũng nên chú trọng gọn gàng sạch sẽ không gian chơi của trẻ, rửa sạch đồ chơi của trẻ hàng ngày, vật dụng, sàn nhà

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh./.

- Đeo khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Khi các con có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám kịp thời.

 

Đỗ Thị Nhàn - KSNK