Trầm cảm là một rối loạn thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung.
Ảnh: Internet
Phụ nữ mang thai và sinh con có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Trên thới giới tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai là 12,0%, phụ nữ sau sinh 13,0%. Các nghiên cứu gần đây trầm cảm trong khi mang thai có liêm quan đến sinh non và sinh nhẹ cân. Trầm cảm đới với phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị có thể làm tăng nguy cơ tầm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và tính cách của trẻ trong tương lai. Bà mẹ bị trầm cảm thường có các cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hại bản thân và con của họ. Một trong những nguyên nhân chính làm cho hậu quả của trầm cảm trở nên trầm trọng đó là phụ nữ thường thiếu kiến thức để nhân biết các triệu chứng của trầm cảm và không tìm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm.
Theo hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, trầm cảm sau sinh (TCSS) khởi phát trong vòng 4 tuần sau sinh. Tuy nhiên, rất hiều nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia sức khỏe cho rằng, TCSS có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 1 năm đầu sau sinh.
1. Biểu hiện của trầm cảm sau sinh.
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể tương tự như triệu trứng của trầm cảm bao gồm:
- Cực kỳ buồn
- Cảm thấy tội lỗi
- Khóc không kiểm soát được
- Mất ngủ hoặc tăng ngủ
- Mất thèm ăn hoặc ăn quá nhiều
- Khó chịu và tức giận
- Đau đầu và đau nhức cơ thể
- Cực kì mệt mỏi
- Những lo lắng không thực tế hoặc không quan tâm đến em bé
- Cảm giác không có khả năng chăm sóc cho em bé hoặc không đầy đủ như một bà mẹ
- Sợ làm hại đứa trẻ
- Ý tưởng tự sát
- Lo lắng hoặc hoảng loạn
Thông thường, các triệu chứng phát triển trầm trọng trong hơn 3 tháng, nhưng khởi phát có thể đột ngột hơn. Trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và đứa bé của phụ nữ.
Chứng loạn thần hiếm khi phát triển, nhưng trầm cảm sau sinh làm tăng nguy cơ tự tử và làm hại đứa trẻ, là những biến chứng nghiêm trọng nhất.
Phụ nữ có thể không gắn kết với đứa trẻ, kết quả là các vấn đề về tình cảm, xã hội và nhận thức ở trẻ sau này.
Những người cha cũng tăng nguy cơ trầm cảm, và căng thẳng về hôn nhân gia tăng.
Không cần điều trị, chứng trầm cảm sau khi sinh có thể tự khỏi hoặc trở thành trầm cảm mãn tính. Nguy cơ tái phát là khoảng 1 trong 3 đến 4.
2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesteron trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
- Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
3. Những sản phụ dễ mắc trầm cảm
- Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lập lại 50%. Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
- Đang trong độ tuổi < 18.
- Trải qua những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
- Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng
- Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
- Thai kỳ không mong muốn
- Biến chứng thai kỳ: bệnh lý thai kỳ, thai chết lưu, đẻ non...
- Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.
- Thiếu kiến thức về trầm cảm sau sinh và tím kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, Phụ nữ Việt Nam thường không hay tâm sự về tâm trạng hay cảm xúc tiêu cực của mình với người khác do đó các dấu hiệu trầm cảm không được chú ý và điều trị
4. Cách vượt qua trầm cảm sau sinh.
Điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất. Trong đó có thể đề cập đến một số phương pháp như:
- Tham vấn chuyên gia tâm lý
- Người mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.
- Phụ nữ trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Những trường hợp nặng hơn có thể được điều trị tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.
- Điều trị bằng thuốc
- Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.
- Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu, nên đến bác sĩ thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị, bởi trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng, nên đến bác sĩ tư vấn thêm.
- Hỗ trợ từ người thân
- Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Hãy hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ từ gia đình đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.
- Vai trò của bản thân: bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như san sẻ cùng người thân, bản thân người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ đang trải qua trầm cảm nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của bản thân.
Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, và mệt mỏi là nguyên nhân khiến trầm cảm trở nên nặng hơn. Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích.
Ảnh: Internet
Phụ nữ trước khi mang thai hãy chuẩn bị cho mình kiến thức và tâm lý thật vững vàng về căn bệnh trầm cảm đồng thời tích cực tham gia các tổ chức, hội phụ nữ và các tổ chức khác trong cộng đồng nhằm mở rộng mối quan hệ và giao lưu, chia sẻ công việc và những căng thẳng trong cuộc sống. Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
HS. Vi Thị Tô Sen – Khoa Sản