Nhận định – đánh giá – di chuyển bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại phòng hồi tỉnh
Giai đoạn hồi tỉnh ngay sau mổ có thể nói là giai đoạn cực kỳ nguy cơ đối với người bệnh. Có rất nhiều loại biến chứng đáng sợ có thể gặp, thậm chí cả sau những thủ thuật tiểu phẫu và chúng có thể đe doạ tính mạng người bệnh ngay lập tức nếu không được phát hiện sớm. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với các điều dưỡng, kĩ thuật viên (ĐD, KTV) của khoa Gây mê hồi sức là phải luôn nêu cao ý thức tự giác, chủ động, sát sao, chấp hành và thực hiện đúng quy chế chuyên môn để phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra; báo báo bác sĩ, phối hợp cùng cácbác sĩ xử trí kịp thời, hiệu quả. Tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Ảnh minh họa: Internet.
Sau mổ, giai đoạn hồi tỉnh người bệnh (NB) rất dễ bị kích thích bởi tác động bên ngoài như ánh sáng, tiếng động… Vì thế, phòng hồi sức được thiết kế là phòng phải yên tĩnh, sạch sẽ, trần và tường phải sơn màu dịu, ánh sáng lan tỏa, cách âm, hạn chế tiếng động, có hệ thống điều hoà phù hợp.
Điều dưỡng phòng hồi sức luôn được trang bị kiến thức chuyên môn tốt, nắm vững và thành thạo các kỹ thuật cấp cứu, xử trí ban đầu cũng như các quy trình kỹ thuật chuyên môn đã được đào tạo và cập nhật liên tục, thường xuyên về việc sử dụng các phương tiện, máy móc, phương pháp mới để theo dõi, chăm sóc người bệnh một cách khoa học, chính xác và an toàn.
ĐD, KTV tại khu vực hồi tỉnh sau mổ cần hướng dẫn người nhà NB thực hiện đúng các quy định của khu vực khoa GMHS, khu vực phòng hồi tỉnh theo quy định, đồng thời cũng phải hướng dẫn người nhà của NB biết và nắm được một số nội dung về việc theo dõi, chăm sóc, phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của NB để báo cáo các y, bác sĩ kịp thời
Phòng hồi tỉnh cũng luôn phải được trang bị đầy đủ những dụng cụ, thuốc, máy móc, phương tiện hồi sức và cấp cứu.
Phòng kín và thông khí tốt vừa giữ nhiệt độ vừa bảo đảm vô khuẩn.
* Chăm sóc NB tại phòng hồi tỉnh
- Ngay khi mổ xong người bệnh được, nhận định, kiểm tra, đánh giá, theo dõi…Nếu không có dấu hiệu chảy máu, mạch, huyết áp ổn định, thì NB được chuyển từ phòng mổ sang phòng hậu phẫu.
Mục tiêu chăm sóc của phòng hậu phẫu là chăm sóc NB cho đến khi hết thuốc mê, thuốc tê, các chỉ số sống ổn định, người bệnh không còn chảy máu, người bệnh định hướng được (trừ trường hợp về sọ não). Thường phòng hậu phẫu chỉ lưu người bệnh trong 24 giờ sau mổ, nếu sau thời gian này tình trạng bệnh trở nặng thì người bệnh sẽ được chuyển sang phòng hồi sức tích cực để điều trị và theo dõi tiếp.
- Di chuyển người bệnh từ phòng mổ đến phòng hồi sức hậu phẫu: Là trách nhiệm thuộc về ĐD phòng mổ và KTV gây mê. Thường thì khi di chuyển NB, KTV gây mê đi phía đầu người bệnh để dễ dàng quan sát và theo dõi… ĐD đi sau nhưng phải luôn quan sát và duy trì an toàn cho NB. Khi di chuyển NB, điều dưỡng cần chú ý các vấn đề như thời gian di chuyển, cần theo dõi sát toàn trạng của NB, đặc biệt là vấn đề hô hấp trong giai đoạn này.
- Cần chú ý chảy máu từ vết mổ, từ dẫn lưu vì NB vừa mới khâu cầm máu hay vừa mới được cắt đốt, vì vậy khi di chuyển NB từ bàn mổ qua băng ca xe đẩy, giường, do thay đỏi tư thế…đây cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới huyết động…Vừa mới khâu còn căng, vết khâu bên trong các tạng cũng còn quá mới nên trong khi di chuyển cũng có khả năng bị bung chỉ, vì thế khi di chuyển người bệnh cần nhẹ nhàng và cẩn thận. Người bệnh sau một quá trình bất động trên bàn mổ, thấm ướt do nước rửa trong lúc mổ, dịch thoát ra trong quá trình phẫu thuật, do thuốc mê, thuốc tê, do nhiệt độ phòng mổ, do truyền dịch nên dễ bị lạnh... Do đó, khi di chuyển ra ngoài cần giữ ấm NB, tránh ẩm ướt và lạnh cho NB.
- ĐD cần nhận định tình trạng NB ngay sau mổ để có hướng lập kế hoạch chăm sóc cho phù hợp. ĐD cần biết chẩn đoán bệnh và phương pháp giải phẫu, tuổi người bệnh vì tuổi càng lớn thì có nhiều bệnh mạn tính kèm theo cũng như khả năng hồi phục sau mổ chậm hơn, cần biết tổng trạng, tình trạng thông khí và dấu hiệu sống của NB. NB sử dụng phương pháp gây mê, gây tê nào, kháng sinh, thuốc hồi sức, dịch truyền, có truyền máu và đã truyền bao nhiêu đơn vị máu, nhóm máu gì, có tai biến không… Những thông tin diễn biến đặc biệt trong mổ cũng cần được biết để dễ theo dõi… Nhận định có bao nhiêu ống sonde, loại nào, và các bất thường khác của NB. Đồng thời, ĐD cũng cầnnhận định tâm lý NB sau mổ cũng rất quan trọng.
Kết thúc cuộc mổ BN được ĐD, KTV gây mê đưa tới phòng hồi tỉnh bàn giao cho ĐD, KTV trực, ĐD, KTV phòng hồi tỉnh phải nhận bàn giao và nắm được các thông tin sau:
Tên, tuổi BN, tóm tắt cách thức phẫu thuật và tên phẫu thuật viên, bảng gây mê hoàn chỉnh, tất cả các thông tin phù hợp về tình trạng trước mổ, tờ điều trị. Các chỉ định điều trị…