Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 709
  • Trong tuần: 6 759
  • Tất cả: 1383610
Những khó khăn thường gặp khi trẻ bú mẹ

Ngậm bắt vú kém là nguồn gốc các tình trạng bất thường phổ biến ở tuyến vú trong thời kỳ hậu sản,  từ những tình huống thông thường và nhẹ cho đến những tình huống ít phổ biến và nặng nề. Dưới đây là một số tình huống thường gặp, liên quan đến những khó khăn khi cho con bú mẹ.

1. Núm vú phẳng hoặc tụt vào trong và dài hoặc to

2. Cương tức tuyến vú

3. Tắc ống dẫn sữa và viêm vú

4. Đau nhức, nứt và loét núm vú

Núm vú phẳng hoặc tụt vào trong và dài to

- Biểu hiện: Núm vú phẳng, bị tụt vào trong rất thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là những thói quen không đúng cách, như mặc áo ngực bó chặt… gây nên những khó khăn cho việc phát triển bình thường của núm vú ngoài và trong thai kỳ.

- Hướng xử trí:

Hãy nhớ rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, hãy cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bú.

Kiên nhẫn, giúp đặt trẻ sớm vào vú mẹ ngay sau sinh trước khi sữa về và vú chưa bị căng sữa.

Hướng dẫn bà mẹ tự kéo dài núm vú trước khi cho trẻ bú

Mẹ cũng có thể thay đổi tư thế cho phù hợp, có thể giúp trẻ bắt vú tốt hơn.
 Giữ vú cũng là một cách hỗ trợ tốt, vì khi hình dạng núm vú thay đổi, có thể trẻ sẽ bắt vú dễ dàng hơn.

Cương tức tuyến vú

- Tình trạng cương tức tuyến vú cần được phân biệt với một tình trạng vú đầy sữa. Cương tức tuyến vú thường có các nguyên nhân:

Nhiều sữa

Bắt đầu cho bú muộn

Trẻ bú không thường xuyên

Độ dài của bữa bú không đủ

Nậm bắt vú kém

- Triệu chứng:  đau, vú phù nề, đầu vú bóng, có thể đỏ, núm vú phẳng như bị tụt vào trong, có thể có sốt trong 24 giờ và không thấy sữa chảy ra. Thường xảy ra vào ngày thứ 3 - 4 sau đẻ.

- Xử trí :

Cho con bú liên tục, cho bú cả hai bên bầu vú

Chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ

Mát-xa nhẹ bầu vú giúp cho sữa lưu thông

Ấn vào chỗ quầng thâm để giảm sự căng cứng giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn

Vắt bớt sữa để giảm áp lực giúp trẻ bú dễ dàng hơn

Đắp khăn ấm lên vú để tăng lưu thông trước khi cho trẻ bú

Đắp khăn lạnh lên vú để giảm sưng sau khi cho trẻ bú

- Phòng ngừa:

Đặt trẻ da kề da với mẹ ngay sau sinh để trẻ được bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng ngay từ bữa bú đầu tiên 

Cho trẻ bú thường xuyên theo nhu cầu và bú cả ngày lẫn đêm (ít nhất: 8-12 lần trong vòng 24 giờ)

Vắt bớt sữa thừa sau mỗi lần bú

Tắc ống dẫn sữa và viêm vú

- Triệu chứng và mối liên hệ giữa tắc ống dẫn sữa và viêm vú:

- Nguyên nhân

Trẻ bú không thường xuyên

Trẻ bú không hiệu quả

Bà mẹ mặc áo ngự quá chật

Ngón tay bà mẹ kẹp vào bầu vú khi cho trẻ bú

Tắc ống dẫn sữa

Ứ sữa

Viêm vú không nhiễm khuẩn

Viêm vú nhiễm khuẩn

- Cách xử trí:

Cải thiện sự lưu thông sữa ở phần và bị bệnh

Tìm nguyên nhân và xử trí

Điều trị kháng sinh, chống viêm và nghỉ ngơi, nếu triệu chứng nặng và không tiến triển trong 24h

- Khuyên bà mẹ :

Cho trẻ bú thường xuyên, ngủ cùng trẻ

Xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú khi trẻ bú

Đắp khăn ấm lên vú giữa các lần bú

Bắt đầu từ bên lành trước để kích thích phản xạ oxytocin sau đó chuyển sang bên bệnh

Nếu mẹ đau thì vắt sữa tránh để đọng sữa.

Nứt nẻ đầu vú và loét núm vú

- Biểu hiện:

Nứt nẻ từ đầu núm đến xung quanh chân núm

Có khi chảy máu

Có thể dẫn đến nhiễm trùng

Nguyên nhân: Có thể do trẻ ngậm bắt vú không đúng

- Xử trí:

Không nên dừng cho con bú

Không để vú bị căng sữa

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, không cho trẻ bú bình

Chỉnh lại cách ngậm bắt vú

Hãy bắt đầu với bên vú đau ít hơn

Thử cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau

Để trẻ tự tìm đến, ngậm bắt vú

Vắt vài giọt sữa xoa lên núm vú rồi để khô tự nhiên

Không rửa vú bằng xà phòng hoặc bôi kem lên núm vú

 

Nguồn tham khảo: viện dinh dưỡng hà nội. Sách TBL - ĐH y dược TP hồ chí minh  

 

HS Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Sản

HS Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Sản