Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 629
  • Trong tuần: 6 125
  • Tất cả: 1372909
Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính với nguyên nhân chủ yếu là rối loạn tự miễn dịch gây viêm, chảy máu lan tỏa vi mạch ở nhiều cơ quan, từ đó sinh ra các biến chứng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng

 Hiện nay nguyên nhân của bệnh còn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố liên quan sau đây:

- Sau nhiễm trùng:

+ Virus: EBV, viêm gan C, Parvovirus, Adenovirus, Thủy đậu, Rotavirrus

+ Vi khuẩn: Mycoplasma, helicobacter pylori, lỵ trực khuẩn, thương hàn….

- Sau tiêm vac-xin phòng thương hàn và phó thương hàn, sởi, sốt vàng và bệnh tả.

- Sau khi bị côn trùng đốt.

- Sau khi dùng một số thuốc như là ampicillin, erythromycin, penicillin, quinine…

- Cơ địa dị ứng và sau ăn một số thức ăn dễ gây dị ứng.

Các yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm mao mạch dị ứng là gì?

Yếu tố liên quan đến trẻ:

- Sau nhiễm trùng một số virus và vi khuẩn;

- Sau tiêm phòng một số vắc xin;

- Sau khi bị côn trùng đốt;

- Sau dùng một số thuốc, ví dụ: kháng sinh;

- Cơ địa dị ứng.

Yếu tố môi trường:

- Thay đổi thời tiết;

- Ô nhiễm môi trường;

Làm thế nào để nhận biết một trẻ bị viêm mao mạch dị ứng?

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm tỷ lệ biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng do viêm mao mạch dị ứng ở trẻ. Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm mao mạch dị ứng bao gồm:

  
anh tin bai

Hình ảnh trẻ bị viêm mao mạch ứng

Biểu hiện ngoài da:

- Phát ban dạng xuất huyết dị ứng;

- Chủ yếu ở 2 cẳng chân và tay;

Biểu hiện ở khớp:

- Sưng đau các khớp chủ yếu là khớp gối và cổ chân;

- Có thể xuất hiện trước phát ban 1-2 tuần;

- Khi khỏi bệnh thì hết đau khớp và không để lại di chứng.

Biểu hiện ở tiêu hóa:

- Đau bụng;

- Nôn và buồn nôn;

- Ỉa phân có máu.

Biểu hiện ở thận và tiết niệu:

- Đái máu đại thể hoặc vi thể;

- Có thể phù nhẹ tùy mức độ tổn thương thận

Các dấu hiệu biểu hiện trên có thể đầy đủ hoặc không, tùy theo thể bệnh

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh

- Công thức máu;

- Siêu âm bụng, khớp;

- Xét nghiệm nước tiểu xác định tổn thương thận;

- Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi cần thiết.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mao mạch dị ứng

Vệ sinh:

- Vệ sinh mũi miệng, vệ sinh da;

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ;

- Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc, dọn vệ sinh và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng:

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt. Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn có vitamin C.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

Phòng ngừa

- Thận trọng khi dùng thuốc, không tự ý dùng thuốc, phải có đơn thuốc của bác sỹ nhất là khi dùng kháng sinh.

- Tránh tối đa trẻ bị côn trùng đốt, tránh bị nhiễm lạnh.

- Tránh thức ăn, tiếp xúc các yếu tố xác định trong tiền sử dị ứng.

- Vệ sinh nhà cửa, quần áo, đồ chơi, đồ sinh hoạt của trẻ thường xuyên. Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc, làm đồ ăn cho trẻ.

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm mao mạch dị ứng đều cần điều trị tại bệnh viện. Trẻ có thể điều trị tại nhà nếu viêm mao mạch dị ứng đơn thuần không có tổn thương thận và tiêu hóa đi kèm. Nhưng khi cha mẹ thấy con có các biểu hiện như: đau bụng, đái ra máu, sưng đau khớp nhiều, phát ban trên da… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

                            

BSCKI Mộc Thị Bích- Khoa Nhi