Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 95
  • Trong tuần: 6 131
  • Tất cả: 1383743
Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

1. Viêm mủ màng phổi là gì?

Viêm mủ màng phổi là tình trạng tích mủ trong khoang màng phổi, có thể là mủ thực sự hoặc dịch đục, nâu nhạt.

Viêm mủ màng phổi tiến triển theo 3 giai đoạn:

- Xuất tiết: dịch vô khuẩn có số lượng tế bào ít bắt đầu tích tụ trong khoang màng phổi.

- Tạo mủ và lắng đọng fibrin: xuất hiện mủ với số lượng bạch cầu tăng.

- Tổ chức hóa: tổ chức sợi tăng sinh tạo thành vỏ dày, khoang màng phổi dày đặc dịch xuất tiết và lắng đọng fibrin.

2. Nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi

          Viêm mủ màng phổi do một số vi khuẩn gây ra:

- Vi khuẩn Staphylococcus aureus (chiếm 60%)

- Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (chiếm 25%)

- Một số vi khuẩn ít gặp hơn: mycoplasma pneumoniae, P.aeruginosa,

K. pneumoniae, E.coli, lao, nấm, ký sinh trùng,...

3. Chẩn đoán

Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống:

- Thân nhiệt >38,5 độ C hoặc <36 độ C.

- Nhịp tim nhanh >2SD theo lứa tuổi

- Nhịp thở nhanh >2SD theo lứa tuổi

- Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng hoặc giảm theo lứa tuổi.

Triệu chứng tại phổi:

- Cơ năng: ho, đau ngực, thở nhanh.

- Khám lâm sàng: giảm di động lồng ngực 1 bên, giảm thông khí một bên, gõ đục

- Chọc dịch khoang màng phổi có dịch mủ

Xét nghiệm:

- Số lượng bạch cầu tăng, CRP tăng, PCT tăng, lactat tăng.

Xquang: mờ góc sườn hoành thường một bên, có thể mờ hoàn toàn một bên phổi, trung thất bị đẩy bên phía đối diện.

Hình ảnh Xquang phổi của bệnh nhân mắc viêm mủ màng phổi

Siêu âm màng phổi: xác định vị trí dịch màng phổi, tính chất dịch, hướng dẫn vị trí chọc dò và đặt ống dẫn lưu. Phát hiện các biến chứng vách hóa dày dính màng phổi để can thiệp ngoại khoa kịp thời.

Dịch màng phổi:

+ Màu sắc: trong, đục có mủ.

+Tế bào: số lượng bạch cầu >10 G/l, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Protein >1g/l.

+ Cấy dịch màng phổi để tìm nguyên nhân gây bệnh, làm kháng sinh đồ.

4. Điều trị viêm mủ màng phổi

Nguyên tắc điều trị:

-         Điều trị kháng sinh toàn thân, phổ rộng, liều cao, thời gian kéo dài, thấm được vào khoang màng phổi.

-         Làm sạch khoang màng phổi, phát hiện và dẫn lưu mủ sớm.

Điều trị kháng sinh:

- Kháng sinh điều trị viêm mủ màng phổi phải bao phủ được hai vi khuẩn hay gặp là phế cầu và tụ cầu. Tốt nhất theo kháng sinh đồ. Theo kinh nghiệm lựa chọn môt trong các kháng sinh sau:

- Ampicillin+sulbactam/Amoxicillin+acid clavulanic: 200mg/kg/24h chia 3-4 lần.

- Ceftriaxone 80-100mg/kg/24 chia 1-2 lần.

- Cefotaxime 150-200 mg/kg/24h chia 3 lần.

- Cloxacillin 200mg/kg/24h chia 3-4 lần.

- Cân nhắc phối hợp với nhóm aminoglycosid vì tính thấm màng phổi kém

Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 48-72h. Nếu có kết quả kháng sinh đồ thì dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

- Nghi ngờ nhiễm MRSA dùng vancomycin 40-60mg/kg/24h chia 3-4 lần.

- Vi khuẩn không điển hình: macrolid cân nhắc quinolone

- Nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện: dùng ceftazidime, Piperacillin+tazobactam, Cefepim.

- Vi khuẩn không điển hình: Macrolid, cân nhắc dùng quinolon.

- Nghi ngờ kỵ khí: metronidazol/clindamycin

Thời gian điều trị kháng sinh thường 2-6 tuần.

Các biện pháp làm sạch mủ khoang màng phổi

- Chọc hút dịch mủ khoang màng phổi: khi dịch màng phổi >10mm, đánh giá trên siêu âm ở tư thế nằm, chọc hút dịch nếu dịch nhiều chèn ép gây khó thở.

- Dẫn lưu kín màng phổi: bằng hệ thống bình kín hoặc hút liên tục. Thời gian dẫn lưu trung bình từ 5-7 ngày. Rút dẫn lưu khi lượng dịch còn 1-2ml/kg/ngày và lâm sàng bệnh nhân ổn định.

- Liệu pháp tiêu sợi huyết: bơm thuốc tiêu sợi huyết vào khoang màng phổi như urokinase hoặc alteplase, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ.

- Phẫu thuật nội soi qua màn hình: đặt ra sớm đối với những viêm mủ màng phổi tiến triển giai đoạn 2, không cải thiện trên lâm sàng và xquang phổi với điều trị kháng sinh và dẫn lưu 1 tuần, vẫn nhiễm trùng dai dẳng đối với điều trị kháng sinh và dẫn lưu.

-Phẫu thuật bóc tách vỏ màng phổi: viêm mủ màng phổi giai đoạn 3, viêm mủ màng phổi kéo dài, dày dính màng phổi, viêm mủ màng phổi phức tạp (dày dính, tạo vỏ màng phổi hoặc có biến chứng rò phế quản-màng phổi gây tràn khí màng phổi).

Điều trị hỗ trợ:

- Liệu pháp oxy khi cần: khi trẻ có tình trạng suy hô hấp độ 2 trở lên

- Liệu pháp giảm đau hạ sốt.

- Đảm bảo cân bằng nước điện giải và thăng bằng toan kiềm.

- Đảm bảo về dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng bệnh nhân, kiểm soát albumin máu.

- Cân nhắc sử dụng corticoid để chống dày dính màng phổi.

- Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi

5. Biến chứng

- Rò khí quản- màng phổi.

- Áp xe phổi

- Viêm mủ màng ngoài tim

- Viêm xương sườn

- Vẹo cột sống tạm thời

- Nhiễm khuẩn huyết

Khi trẻ có các biểu hiện như trên cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Bác sỹ Hà Phương Minh Lý - Khoa Nhi

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image