Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 663
  • Trong tuần: 6 713
  • Tất cả: 1383564
CÁCH PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM MÙA ĐÔNG XUÂN

Hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng... và một số bệnh có vắc xin dự phòng ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi. Tháng giêng là tháng tết và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Một số bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân thường gặp

Tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp là do các loại vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn… hay các loại virus đường ruột như rotavirus, adeno xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng. Tốc độ lây nhiễm của bệnh tiêu chảy rất nhanh nên dễ dàng trở thành dịch bệnh nguy hiểm.

Người mắc bệnh tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, mất nước, các triệu chứng này có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.

anh tin bai

Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh truyền nhiễm giai đoạn giao mùa

và nhập viện tăng tại khoa Truyền nhiễm – BV Sản Nhi Lào Cai

Cúm virus (Cúm A,B)

Cúm là bệnh nhiễm virus cúm cấp tính đường hô hấp. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau họng và ho kéo dài, có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy (hay gặp ở trẻ em). Thông thường, bệnh diễn biến khá lành tính, hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc các bệnh về tim, phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bệnh cúm có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi và viêm não, thậm chí dẫn tới tử vong.

Ngoài ra các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella quai bị, Covid-19, RSV, Adeno, sốt virus, tay chân miệng… vẫn đang gây bệnh và hoàn toàn có thể phát triển thành những đợt dịch có quy mô nhỏ.

Cách phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân hiệu quả

Để chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh bằng một số biện pháp như sau:

ü Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh theo đúng lịch, nhất là các đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ em (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm ...).

ü Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, ra ngoài trời, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

ü Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang.

ü Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

ü Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước súc miệng và nước muối sinh lý. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi có các triệu chứng mắc mắc bệnh gia đình cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 

BSCKI. Hoàng Tùng – Khoa Truyền nhiễm