Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 686
  • Trong tuần: 6 736
  • Tất cả: 1383587
Phát hiện nguy cơ của bệnh lý tiền sản giật – sản giật

Tiền sản giật (TSG) là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và protein niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG.

Sản giật (SG) là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. Sản giật được xem là một biến chứng biu hiện tình trạng nặng của TSG, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

anh tin bai

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện tiền sản giật như:

Lối sống của mẹ:

- Mức sống thấp.

- Lạm dụng chất kích thích.

Tin sử bệnh lý của mẹ

- Có trên một lần mang thai TSG, đặc biệt là tiền sử TSG sớm và sinh cực non (< 34 tuần); tiền sử gia đình bị TSG (mẹ hoặc chị em gái).

- Bệnh thận mạn tính.

- Bệnh lý tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid.

- Bệnh lý tăng đông máu.

- Đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

- Tăng HA mạn tính.

- Tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch sớm, mẹ thai phụ có tăng huyết áp.

v Tình trạng thai kỳ này

- Cách lần mang thai trước trên 10 năm.

- Mang thai con so, đa thai.

- Chồng, bạn tình khác so với các lần mang thai trước.

- Có sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Mẹ lớn tuổi mang thai ở tuổi từ 40 trở lên.

-  Mẹ béo phì hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ.

- Mức HA cơ bản: HATT > 130mmHg hoặc HATTr > 80mmHg.

- Nhiễm trùng thai nghén.

- Bệnh lý tế bào nuôi: Chửa trứng toàn phần hoặc bán phần.

Phát hiện sớm các triệu chứng của tiền sản giật

-                     Việc khám sàng lọc xác định các thai kỳ có nguy cơ cao giúp bác sĩ dự phòng sớm và theo dõi sát các thai kỳ này làm giảm đi các triệu chứng nặng của tiền sản giật.

-                     Để có mô hình sàng lọc và điều trị dự phòng cụ thể các thai phụ cần đăng ký quản lý thai nghén tại cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, đúng chuyên môn, khám thai định kỳ, đúng hẹn => Bác sỹ có thể theo dõi thăm khám, làm các xét nghiệm để phát hiện các nguy cơ giúp việc điều trị dự phòng tiền sản giật được hiệu quả.

- Ngoài việc dùng thuốc để điều trị dự phòng tiền sản giật đối với các thai kỳ có nguy cơ cao ta cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi lành mạnh cũng giúp giảm các nguy cơ của tiền sản giật – sản giật.

- Giữ ấm (đặc biệt mùa đông lạnh nguy cơ tiền sản giật cao).

- Không sử dụng các chất kích thích: Rượi bia, thuốc lá,…

- Chế độ dinh dưỡng:

Mẹ bầu cần chú ý ăn uống dinh dưỡng vừa đủ các nhóm chất, không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.

Đối với các bà mẹ có cân nặng lớn trước mang thai, nên dùng hạn chế lượng muối trong bữa ăn, ưu tiên ăn các món hấp luộc, hạn chế chiên xào, các loại mắm, ăn uống nhiều trái cây và rau củ.

          - Chế độ nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, thực hiện chăm sóc tốt giai đoạn trước sinh cũng như khám thai định kỳ đúng hẹn để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đầy đủ về thai kỳ.

- Theo dõi chăm sóc liên tục trong thời kỳ hậu sản.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận nhiều trường hợp sản phụ bị tiền sản giật, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, bệnh viện đã xây dựng gói Quản lý thai nghén nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mẹ bầu theo dõi thai kỳ chuẩn cùng các bác sỹ sản phụ khoa tại đơn vị. Quản lý thai kỳ tốt là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm tiền sản giật và điều trị hiệu quả.

 

HS Vũ Thị Hiếu – Khoa Phụ