Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 715
  • Trong tuần: 6 765
  • Tất cả: 1383616
CHẾ ĐỘ ĂN DẶM CHO BÉ 6-7 THÁNG TUỔI

6 tháng tuổi là giai đoạn con bước đến một cột mốc mới mang tên ăn dặm. Ăn dặm trong giai đoạn này như một cách tạo hứng thú, giúp con làm quen với thực phẩm dễ dàng hơn, được tiếp xúc với các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác với sữa mẹ. Để “ăn dặm không còn là cuộc chiến”, mẹ có thể tham khảo gợi ý những thông tin cơ bản về chế độ ăn dặm cho bé thông qua bài viết này.

Vì sao trẻ cần ăn dặm

Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng và tốt nhất cho trẻ, tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ và đồng thời giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, từ tháng tuổi tháng 6 trở đi cơ thể trẻ phát triển nên nhu cầu về chất dinh dưỡng tăng lên sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu này của bé. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng tới đường tiêu hoá và nếu cho trẻ ăn muộn quá sẽ khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể dẫn tới bệnh suy dinh dưỡng, chậm lớn,…

anh tin bai

Những dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

- Trẻ có thể chuyển sang tư thế ngồi thẳng mà không cần giúp đỡ;

- Bé hay cho đồ chơi lên miệng gặm;

- Bé luôn tỏ ra thích thú, tò mò mỗi khi nhìn các thành viên khác trong giờ ăn;

- Trẻ tăng cân gấp đôi so với lúc chào đời;

- Dù mẹ đã cho bé bú đủ 8 đến 10 cữ mỗi ngày, nhưng con vẫn muốn ăn thêm.

Nguyên tắc về chế độ ăn dặm cho trẻ

- Sữa mẹ vẫn cần là nguồn dinh dưỡng chính.

- Ăn từ lỏng tới đặc, từ ngọt tới mặn.

- Ăn từ ít tới nhiều, từ một nhóm thực phẩm đến đa dạng thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ.

- Liều lượng ăn: mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé, ăn từ ít đến nhiều.

- Độ thô của thức ăn cho trẻ ăn dặm: nghiền nhuyễn, ăn từ loãng đến đặc.

- Ăn theo thời gian mỗi bữa ăn, tốt nhất chỉ nên kéo dài bữa ăn khoảng 30 phút và không nên ăn quá 40 phút/bữa.

- Tuyệt đối không được cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé.

Cần có những gì trong thực đơn ăn dặm cho trẻ

- Chất đạm: thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa, các loại đậu,...

- Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì...

- Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.

- Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,...

- Chất sắt: Các loại đậu nghiền bột như đậu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.

- Vitamin D: Nắng buổi sớm rất tốt nên mẹ có thể cho bé tắm nắng hoặc cho bé ăn dặm từ các nguyên liệu cá hồi để bổ sung vitamin D.

- DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.

anh tin bai

Gợi ý thực đơn ăn dặm

Thời gian

Món ăn dặm

Thứ 2

Bột/ cháo mịn bí đỏ và sữa

Thứ 3

Bột/ cháo mịn cà rốt và bông cải

Thứ 4

Bột/ cháo mịn khoai tây và sữa

Thứ 5

Bột/ cháo mịn bắp cải và đậu xanh

Thứ 6

Bột/ cháo mịn nấu hạt sen

Thứ 7

Bột/ cháo mịn trứng và cà chua

Chủ nhật

Bột/ cháo mịn bí đỏ và rau cải xoăn

 

Việc thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng để phát triển mạnh khỏe. Kết hợp đa dạng thức ăn, chế biến cẩn thận và đảm bảo an toàn vệ sinh là những yếu tố quan trọng trong quá trình này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với cha mẹ trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết và an toàn cho sức khỏe.

 

Đào Thị Trinh - HTSS